Hàm SUMIFS trong Excel là hàm dùng để tính tổng của các ô mà các ô đó phải thỏa mãn điều kiện được chỉ định. Hàm SUMIFS trong Excel hỗ trợ các phép toán so sánh như: lớn(>), nhỏ(<), bằng(=)> Ngoài ra, hàm SUMIFS trong Excel còn hỗ trợ các ký tự đại diện như: *, ? để so sánh giá trị.
Nội dung bài viết
Mục đích
Tính tổng giá trị của các ô mà những ô đó thỏa mãn điều kiện được chỉ định.
Công thức
=SUMIFS(sum_range, range1, criteria1,[range2], [criteria2], …)
// sum_range (bắt buộc): một hoặc một dãy các ô chứa giá trị cần tính tổng
// range1 (bắt buộc): dãy các ô chứa giá trị cần so sánh trong điều kiện 1
// criteria1 (bắt buộc): điều kiện 1 để lọc các ô cần tính tổng, điều kiện này sẽ lọc giá trị dựa trên range1.
// range2 (tùy chọn): dãy các ô chứa giá trị cần so sánh trong điều kiện 2
// criteria2 (tùy chọn): điều kiện 2 để lọc các ô cần tính tổng, điều kiện này sẽ lọc giá trị dựa trên range2.
//…
Lưu ý khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel
Không giống như hàm SUM(không hỗ trợ điều kiện tìm kiếm) hay hàm SUMIF(chỉ hỗ trợ một điều kiện tìm kiếm), khi dùng hàm SUMIFS, bạn có thể cung cấp một hay nhiều điều kiện tìm kiếm. Các tiêu chí tìm kiếm các ô để tính tổng được cung cấp theo cặp (phạm vi tìm kiếm – điều kiện tìm kiếm) và chỉ cặp đầu tiên là bắt buộc như công thức trên.
Hàm SUMIFS trong Excel cho phép tối đa 127 cặp (phạm vi – điều kiện tìm kiếm).
Điều kiện tìm kiếm có thể bao gồm các phép toán so sánh (>, <, <>, =) và các kí tự đại diện(*, ?).
Các điều kiện tìm kiếm dùng phép tính AND (và), có nghĩa là khi tất cả các điều kiện được thỏa mãn thì ô đó mới được cộng.
Mỗi phạm vi tìm kiếm (range) đều cần phải có cùng số lượng row (hàng) giống nhau nhưng không nhất thiết phải liền kề.
Kí tự (text) trong điều kiện phải được để trong dấu ” “, ví dụ: “đỏ”, “>32”, “học*”, …
Ví dụ
Xét bảng tính bên dưới:
Trong hình trên, kết quả giá tiền ở cột H5 và H6 được tính bởi công thức:
+ Ô H5: 1 điều kiện
=SUMIFS(E5:E9,C5:C9,”Đỏ”)
// E5:E9 – sum_range
// C5:C9 – range1
// Đỏ – criteria1
+ Ô H6: 2 điều kiện
=SUMIFS(E5:E9,C5:C9,”Đỏ”,D5:D9,”3″)
// E5:E9 – sum_range
// C5:C9 – range1
// Đỏ – criteria1
// D5:D9 – range2
// 3 – criteria2
Nếu muốn thêm điều kiện vào hàm SUMIFS thì có thể làm tương tự như ô H6 là thêm cặp phạm vị – điều kiện (range3-criteria3,…) vào sau cặp điều kiện range2-criteria2
Hi vọng thông qua ví dụ đơn giản trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm SUMIFS trong Excel. Nếu có gì không hiểu hay muốn hỏi thì các bạn cứ chat trực tiếp trên website này nhé, mình sẽ giải thích cho các bạn rõ hơn.