Hướng dẫn sử dụng hàm ISLOGICAL trong excel

Hàm ISLOGICAL trong excel sẽ kiểm tra một ô hoặc kết quả trả về có phải kiểu so sánh LOGIC(kiểu này gồm 2 giá trị TRUE hoặc FALSE) hay không. 

Mục đích

Mục đích của việc sử dụng hàm ISLOGICAL trong excel là dùng để kiểm tra giá trị của một ô hoặc một giá trị trả về có phải là tham kiểu LOGIC hay không, nhằm đưa ra phương hướng xử lý khác nhau cho giá trị là TRUE, giá trị là FALSE và cả trường hợp giá trị không phải kiểu LOGIC.

Giá trị trả về của hàm ISLOGICAL

Hàm ISLOGICAL trong excel trả về TRUE khi ô hoặc giá trị đưa vào là một giá trị LOGIC. Ngược lại, nếu không phải giá trị LOGIC sẽ trả về FALSE.

Công thức

=ISLOGICAL(value)

Trong đó:

+ value (bắt buộc): là một ô trong excel hoặc giá trị.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm ISLOGICAL trong excel

Hàm ISLOGICAL trong excel là một hàm kiểm tra. Rất ít khi sử dụng trong các phép toán thông thường, mà thường dùng để vận dụng trong các phép tính phức tạp, để kiểm tra các giá trị trả về xem có phải kiểu LOGIC hay không để có các trường hợp khác nhau để xử lý. Nếu là LOGIC thì mình sẽ báo về người dùng, ngược lại thì sẽ tiếp tục tính toán.

Hàm ISLOGICAL trong excel luôn luôn trả về một trong hai kết quả. Một là TRUE, hai là FALSE.

Hàm ISLOGICAL trong excel cho của ô (ô trống, ô số, ô lỗi, ô của một sheet khác) đều trả về FALSE.

Hàm ISLOGICAL trong excel cho giá trị số là FALSE. Tương ứng cũng áp dụng cho phép tính trả về nếu là giá trị số đều là FALSE.

Hàm ISLOGICAL trong excel cho giá trị chuỗi là FALSE. Tương ứng cũng áp dụng cho phép tính trả về nếu là giá trị chuỗi đều là FALSE.

Hàm ISLOGICAL trong excel cho giá trị LOGIC là TRUE. Tương ứng cũng áp dụng cho phép tính trả về nếu là giá trị LOGIC đều là TRUE.

Hàm ISLOGICAL trong excel có thể kết hợp với hàm NOT để kiểm tra giá trị không phải LOGIC. Hay là phủ định của hàm ISLOGICAL.

Hàm ISLOGICAL trong excel thường được sử dụng kết hợp nhiều nhất với hàm IF.

Được hỗ trợ từ Excel 2013.

Ví dụ

Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm ISLOGICAL trong excel, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua ví dụ dưới đây nhé.

Bài tập hướng dẫn sử dụng hàm islogical trong excel
bài tập hướng dẫn sử dụng hàm islogical trong excel

Theo bảng tính như trên hình:

=ISLOGICAL(G18) //Trả về TRUE

Theo như bảng tính ở ví dụ trên :

Hàm ISLOGICAL cho giá trị LOGIC ở G18, H18 vả cả biểu thức so sánh “1>0” ở F27 có giá trị là TRUE.

Hàm ISLOGICAL cho giá trị chuỗi ở ô F10 có giá trị “Nguyễn Văn A” là FALSE, và cả chuỗi giá trị LOGIC ( “TRUEvà “FALSE”) là FALSE  ta thấy ô G27 vàH27.

Hàm ISLOGICAL biểu thức nhân “1*2” là FALSE, vì biểu thức này trả về kết quả 2 là 1 số không phải kiểu LOGIC.

Hàm ISLOGICAL cho số 0 và số 1 FALSE vì chúng cũng là một giá trị số giống như giá trị 19 ở ô E18. 

Hàm ISLOGICAL cho lỗi trong excel ( #NAME? ở ô C18, #N/A ở ô D18, lỗi “1/0” và các lỗi khác) là FALSE.

Tìm hiểu thêm:

Giá trị LOGIC được biểu thị TRUE hoặc FALSE. TRUE nếu điều đó là đúng, FALSE nếu điều đó là sai. Thường dùng nhiều trong các biểu thức so sánh:

– Biểu thức 1 > 0 là TRUE

– Biểu thức 1< 0 là FALSE

– Biểu thức 1 = 0 là FALSE

– Hoặc cao hơn là biểu thức LOGIC và hàm LOGIC trong excel.

Tham khảo:

Hướng dẫn sử dụng hàm NOT trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERR trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm ISNA trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm ISNUMBER trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm ISODD trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm IFNA trong excel

Hướng dẫn sử dụng hàm IFERROR trong excel

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sử dụng hàm ISLOGICAL khá đầy đủ hi vọng thông qua ví dụ đơn giản trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm ISLOGICAL trong Excel. Nếu có gì không hiểu hay muốn trao đổi thêm thì các bạn cứ chat trực tiếp trên website này nhé, mình sẽ giải thích cho các bạn rõ hơn. Ngoài bài viết này các bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng hàm ISLOGICAL trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của Microsoft tại đây.