【Hỏi đáp】ZaloPay có an toàn không?

Trong bài viết này, Tin học văn phòng sẽ giải đáp cho các bạn về câu hỏi ZaloPay có an toàn không.

Như chúng ta đã biết, với sự phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì tất cả mọi giao dịch cũng được nâng cấp từ trực tiếp thành trực tuyến. Mảng thanh toán trực tuyến phát triển ngày càng mạnh cùng với sự ra đời của rất nhiều các app ví điện tử, trong đó có ZaloPay.

ZaloPay là ứng dụng thanh toán điện tử với nhiều tính năng đa dạng, độc đáo. Ứng dụng này ra đời nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán trong cuộc sống, và nhu cầu kinh doanh của con người. Với ZaloPay, chỉ cần một vài thao tác chạm là các bạn đã có thể thanh toán mọi chi phí, mua sắm, nhận – chuyển tiền cho khắp mọi người ngay tại nhà mà không cần phải đi đâu xa. Ngoài ra, ZaloPay còn hỗ trợ voucher ưu đãi, mã giảm giá giúp người dùng tiết kiệm tiền.

ZaloPay có an toàn không?
ZaloPay có an toàn không?

Ứng dụng ZaloPay này bao gồm rất nhiều ưu điểm nổi trội mang lại lợi ích cho con người như vậy thì liệu sử dụng ZaloPay có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc về câu hỏi ZaloPay có an toàn không thì xin mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Ví điện tử ZaloPay có an toàn không?

Theo các bạn nghĩ thì ZaloPay có an toàn không? Để thu hút được số lượng người dùng đông đảo và lấy được sự tin cậy của mọi người thì mọi ứng dụng cho ra đời đều phải đảm bảo được độ an toàn, bảo mật thông tin cho người dùng. Và ứng dụng ZaloPay cũng vậy, nếu các bạn hỏi ZaloPay có an toàn không thì câu trả lời ở đây là có.

Minh họa: Ví điện tử ZaloPay có an toàn không

Sử dụng ZaloPay đảm bảo an toàn bởi ví điện tử cam kết bảo vệ lợi ích của khách hàng với các chứng chỉ bảo mật và hệ thống đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Chứng nhận bảo mật quốc tế ISO 27001: Chứng chỉ an ninh thông tin cấp độ cao nhất dành cho hệ thống đáp ứng các yêu cầu về quản lý an toàn thông tin được cấp bởi Tổ chức chứng nhận DAS từ Anh quốc.
  • Đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS – level 1: Chứng chỉ dành riêng cho ngân hàng hoặc trung gian thanh toán nhằm mục đích gia tăng kiểm soát đối với dữ liệu chủ thẻ và hạn chế sự gian lận, trộm cắp dữ liệu thẻ thanh toán.
  • Áp dụng công nghệ Tokenization: Thông tin số thẻ khách hàng sẽ được tự động mã hóa thành các ký tự Token. Điều này sẽ giúp tăng khả năng bảo mật của người dùng khi thanh toán, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.
  • Sử dụng công nghệ SSL/TLS: Khi dữ liệu được truyền tải qua Internet, SSL và TLS hay còn gọi là các giao thức bảo mật sẽ giúp đường truyền được ổn định. Đây là giải pháp bảo mật thông tin toàn cầu được thiết lập dựa trên liên kết giữa máy chủ và máy trạm. 
  • Sử dụng công nghệ eKYC: Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư của VNG đã tích hợp công nghệ eKYC trên ví điện tử ZaloPay từ năm 2018. Nhờ đó, người dùng ZaloPay chỉ cần định danh trên thiết bị di động thông minh và không cần đến quầy giao dịch để đối chiếu chứng từ gốc. 
  • Xác thực hai lớp (2FA): Khi bạn đăng ký tài khoản mới, thay đổi thiết bị hoặc đăng nhập lại bằng số điện thoại, ZaloPay sẽ sử dụng công nghệ 2FA để xác thực. Theo đó, bạn phải nhập mật khẩu cũng như mã OTP được gửi đến số điện thoại đăng ký ví ZaloPay qua SMS thì mới có thể đăng nhập thành công.
  • Xác thực bằng sinh trắc học: Khách hàng có thể sử dụng xác thực sinh trắc học bằng ZaloPay trên các thiết bị di động có tích hợp cảm biến vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt. Vì mỗi tài khoản ZaloPay chỉ có thể được sử dụng trên một thiết bị tại một thời điểm nên cơ chế xác thực sinh trắc học chỉ có thể được sử dụng bởi người dùng sở hữu thiết bị. Nếu như mở khóa bằng cách bấm phím số mang lại rủi ro thì tính năng này giúp nâng cao khả năng bảo mật, độ an toàn cho người dùng.

Một số lưu ý khi sử dụng ZaloPay

Một số lưu ý sử dụng ZaloPay an toàn

Ví điện tử ZaloPay có an toàn không còn phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Vậy nên khi sử dụng ZaloPay, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên tiết lộ mã PIN, mật khẩu, tên đăng nhập (username), mật khẩu thanh toán của bất kỳ dịch vụ nào cho bất kỳ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, đường link.
  • Không nên click vào các đường link lạ và khai báo thông tin cá nhân cho bất kỳ địa chỉ email đã gửi đến hoặc điện thoại tới vì ZaloPay không bao giờ chủ động yêu cầu khách hàng khai báo cùng một lúc cả tên đăng nhập và mật khẩu truy cập dịch vụ qua điện thoại hoặc email.
  • Luôn nhớ đăng xuất/thoát khỏi hệ thống ngay sau mỗi lần truy cập, sử dụng dịch vụ.
  • Bảo vệ mật khẩu, mã khóa bí mật, OTP và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này.
  • Khi nhận được tin nhắn OTP, tin nhắn dịch vụ từ ZION, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn. Nếu nội dung không khớp đúng giao dịch đang thực hiện, tuyệt đối không sử dụng tin nhắn này vào bất kỳ dịch vụ nào.

Vậy là Tin học văn phòng đã giải đáp xong cho các bạn về câu hỏi ZaloPay có an toàn không rồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Để trải nghiệm dịch vụ ZaloPay bạn có thể đăng ký tại đây (link đăng ký) để nhận được nhiều ưu đãi từ ZaloPay.

Các bài viết tham khảo thêm: